Chùa Phổ Minh, Nam Định

 Địa chỉ: phường Lộc Vượng, thành phố Nam Ðịnh, cách trung tâm thành phố Nam Ðịnh 4km về phía Tây Bắc

Nằm trong quần thể chùa Phổ Minh, thuộc Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, Nam Định) tháp Phổ Minh là một trong những dấu tích còn lại của thời Hào khí Đông A – nhà Trần.

Chùa có từ thời nhà Lý và đến năm 1262 được nhà Trần mở rộng. Xưa kia, đây là nơi bái lễ của vua, quan nhà Trần. Nơi thể hiện rất rõ dấu ấn tam giáo đồng nguyên Nho – Phật – Lão. Trải qua nhiều lần trùng tu, quy mô chùa đã bị thu hẹp nhưng vẫn còn rất nhiều di vật và công trình kiến trúc, nghệ thuật quý giá còn lưu lại. Trong đó, có tháp trước cửa bái đường được xây từ năm 1305, cao 21m và gồm 13 tầng. Ngoài ra, còn có đỉnh đồng nặng trên 7 tấn, chuông “Phổ Minh đỉnh tự”, hơn 60 pho tượng Phận sơn son thếp vàng và rất nhiều dấu ấn của kiến trúc đời Trần. Trước kia, chùa sở hữu một vạc Phổ Minh vốn là một trong “An Nam tứ đại khí” nhưng đến nay đã không còn.

Chua Phổ Minh copy

Kiến trúc

Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ “công”. Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần.

Một số công trình kiến trúc bài trí khác đã làm tô thêm vẻ đẹp của chùa Phổ Minh, như 3 gian tam quan khung gỗ, tường gạch, mái ngói rêu phong, cổ kính với bức hoành phong đề 4 chữ lớn. “Đại hùng bảo điện” và thành bậc thềm ở chính giữa có chạm đôi sấu đá rất sống động, hai hồ tròn thả sen nằm đăng đối hai bên lối đi dẫn vào chùa.

Trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (tượng nằm); tượng Trúc Lâm Tam tổ dưới bóng cây trúc; một số tượng Phật đẹp lộng lẫy. Chuông lớn của chùa có khắc bản văn “Phổ Minh đỉnh tự” đúc năm 1796 – chùa vốn có một vạc lớn, sử sách coi là một trong bốn vật báu của Việt Nam (An Nam tứ đại khí) nhưng nay không còn.

Sau thượng điện, cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian. Ở giữa là 5 gian nhà tổ, bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ. Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11 gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc chùa.

Cua chua Pho Minh, Nam Dinh

THÁP PHỔ MINH

Tháp Phổ Minh được xây dựng trên một địa thế tách biệt với xóm làng, vốn tĩnh mịch, thâm nghiêm và cũng rất đẹp, gần với cung Trùng Quang – nơi ngự của các vua Trần khi nhường ngôi cho con để lên làm Thái Thượng Hoàng. Tháp Phổ Minh gồm 14 tầng, cao 21,2 m, bề thế và vững chắc. Mái của các tầng đều rất hẹp.
Điều đáng chú ý là kiến trúc đã biết giải quyết các tầng mái bằng cách xây gạch nhô dần ra thành nhiều lớp cấp nhỏ, uốn cong lên, hoà vào cái thế vươn lên chung của toàn bộ kiến trúc. Càng lên cao, các tầng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm hình bầu rượu có nhiều cạnh.
Cũng như chùa, tháp Phổ Minh quay mặt về hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21 m. Các tầng trên đều có cửa bốn phía, được trổ theo lối cuốn tò vò. Riêng tầng dưới cao trội hẳn lên (2,2 m), cửa của nó người lớn có thể vào thắp hương dễ dàng (cao 1,09 m, rộng 0,77 m).
Tháp Phổ Minh là một công trình hỗn hợp giữa gạch và đá. Bệ và tầng dưới của tháp được xây bằng loại đá xanh mịn vừa đẹp vừa có sức nặng, làm tăng độ bền cho móng nền
Các tầng trên đều được xây bằng gạch nung mỏng, nhẹ, rất tiện lợi cho việc xây lắp. Kết cấu của tháp ở các tầng đá chủ yếu dựa vào các mộng và keo vữa kết dính.
Ở các tầng trên, ngoài vữa còn có các dây đồng xâu móc qua các viên gạch để làm tăng độ bền vững cho kiến trúc. Tầng tháp thứ nhất được bắt đầu bằng một vòng những cánh sen hai lớp, lớp dưới cúp xuống, lớp trên ngửa lên nở xoè, tạo cảm giác cây tháp như mọc trên một đoá hoa sen khổng lồ.
Bốn cửa tháp ở tầng dưới đều có gờ nhô ra, trên mặt gờ rất nhẵn, được khắc rạch những nét nhỏ hoa lá cách điệu. Đó là những vòng tròn ở chính tâm có bông hoa nhỏ sáu cánh (đôi khi năm hoặc bảy cánh), rồi từ đó toả ngược ra hai nhánh lượn thành đường xoắn ốc kép. Kiểu hoa văn cuối cùng trang trí trên tháp dưới là mây trời được khắc thành băng dài cuốn quanh phía trên tầng tháp này. Mây ở đây là những cụm nhỏ xoắn xuýt, dày đặc nhưng dàn mỏng, có sự cách điệu và được chạm nổi. Cạnh ngoài của mỗi viên đều có khắc hình rồng cuộn khúc vờn mây. Rồng là biểu tượng cội nguồn dân tộc, một biểu tượng kỳ vĩ và đặc sắc của dân tộc và văn hoá Việt Nam (dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên).
Tuy phải khắc rạch trước khi nung, song hình trang trí rất mềm mại, chứng tỏ người xây dựng đã làm chủ kỹ thuật, có tay nghề khá vững vàng. Với lối xây gạch để mộc có trang trí như vậy, toàn bộ kiến trúc cây tháp sẽ đỏ rực.
Không thuộc vào loại cao lớn, nhưng do bề ngang hẹp, nên tháp Phổ Minh có dáng cao, thanh mảnh, gợi cảm giác siêu thoát linh thiêng. Nhất là khi đứng dưới chân tháp nhìn ngược lên, các rìa mái cứ nối nhau tầng tầng lớp lớp, lên mãi không trung dễ gây sự choáng ngợp trước cảnh Phật. Sừng sững hơn 700 năm, tháp Phổ Minh vẫn hướng thẳng lên trên nền trời xanh thẳm, thể hiện ý chí hiên ngang bất khuất của hào khí người Việt – Hào khí Đông A – đã từng đánh bại 3 lần xâm lược của phương Bắc.

Chua Phổ Minh 2Với lịch sử và tầm quan trọng như thế, Tháp Phổ Minh đã được chọn làm biểu tượng trong đồng tiền Việt Nam: tờ mệnh giá 100 đồng

Bien Quat Lam, Nam Dinh 001

Nguồn sưu tập:

http://vietbao.vn/Du-lich/Diem-den-thu-vi-Thap-chua-Pho-Minh-Nam-Dinh/2131648262/255/

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Ph%E1%BB%95_Minh

Khách sạn biển Quất Lâm, Nam Định

About Khách sạn Hải Âu

Chào mừng đến với Khách sạn Hải Âu. Để biết thêm thông tin về Khách sạn cũng như các dịch vụ, mời bạn truy cập website: http://sites.google.com/site/baitamquatlam Cảm ơn bạn đã dành thời gian ghé thăm website của Khách sạn.
Bài này đã được đăng trong Bản tin du lịch, Bản tin Quất Lâm, Tạp chí du lịch và được gắn thẻ , , , , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này